1
Bạn cần hỗ trợ?
Cải thiện tình trạng biếng ăn của bé

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

1

Cách chăm sóc thiếu khoa học của cha mẹ là lý do trẻ biếng ăn phổ biến:

– Nhiều bậc phụ huynh thích nhồi nhét, ép buộc con phải ăn bằng mọi cách. Kết quả, trẻ sẽ sợ hãi, dẫn đến tình trạng chán ăn, biếng ăn càng trầm trọng hơn.

– Nhiều mẹ lười đổi món cho con, để trẻ ăn một món hết ngày này qua ngày khác, đây cũng là lý do khiến trẻ nhanh chán.

– Trẻ thiếu chất xơ – yếu tố cần thiết để kích thích trẻ ngon miệng trong khẩu phần hàng ngày.

– Mẹ cho con ăn cơm quá sớm (trước 2 tuổi) cũng khiến trẻ không ăn được nhiều, hình thành dấu hiệu biếng ăn.

– Bỏ thuốc vào cháo cho trẻ: Nhiều mẹ có thói quen cho thuốc vào cháo khi con bị ốm. Lần đầu, trẻ không biết nên dễ mắc lừa cha mẹ nhưng những lần sau,sẽ nảy sinh tâm lý cảnh giác và tránh xa thức ăn.

Do rối loạn tiêu hóa

Bé chán ăn có thể bắt nguồn từ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa. Khi này trẻ có những biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột như dễ buồn nôn, nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón. Hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường khiến trẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng và chán ăn.

Khi trẻ có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa kéo dài, mẹ nên cho trẻ đến khám ở các cơ sở y tế uy tín và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa và bổ sung thêm men tiêu hóa giúp tái lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn có thể là do còi xươngmắc bệnh nhiễm trùng như viêm tai, viêm họng; tiêu chảy, viêm ruột…

Khi biết được những nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn của con, mẹ sẽ biết cách để xử lý phù hợp với tình trạng của từng trẻ.

1. Mẹ cần tạo cho trẻ những bữa ăn vui vẻ

2

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tâm lí vui vẻ, thoải mái sẽ giúp kích thích các tuyến men tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp con ăn ngon hơn. Mẹ nên cho con tham gia các bữa ăn cùng gia đình. Trong bữa ăn, trẻ được quan sát người lớn ăn uống, trò chuyện vui vẻ, kích thích sự thèm ăn cho con.

Tuy nhiên, mẹ lại cần tránh tuyệt đối những “trò” giúp con ăn nhanh hơn như: xem TV, chơi đồ chơi. Những hoạt động như vậy sẽ tạo sự kém tập trung vào bữa ăn của con, đồng thời hình thành thói quen xấu: trẻ sẽ khóc nhè không chịu ăn nếu không được xem TV, chơi đồ chơi.

2. Mẹ nên lên thực đơn hàng ngày khoa học, đa dạng và hấp dẫn

Happy little girl as a chef preparing vegetables for cooking - isolated

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, do các bà mẹ không có kế hoạch dinh dưỡng hàng ngày cho con, khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị thiếu chất (một trong số các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn), ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí não và thể chất. Mẹ nên xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn đa dạng, khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng theo độ tuổi, vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con, vừa giúp con hào hứng hơn với các bữa ăn.

Đặc biệt, khi chế biến các món ăn, mẹ nên chú ý tới hình thức trình bày món ăn, sao cho đẹp mắt, kích thích sự thèm ăn của con. Ví dụ, mẹ có thể nấu món canh rau củ quả với màu sắc đa dạng hoặc có thể trang trí đĩa trái cây bằng tạo hình các con vật ngộ nghĩnh. Chắc chắn là trẻ sẽ thấy bữa ăn hấp dẫn và thú vị hơn nhiều đó!

4

3. Mẹ nên hạn chế cho con ăn vặt

Một tâm lý phổ biển của rất nhiều bà mẹ khi lo lắng cho tình trạng biếng ăn của con là cho con các món ăn vặt theo phương châm “ăn được tí nào hay tí ấy”. Tuy nhiên, đây là tư tưởng sai lầm, việc mẹ cho con ăn vặt sẽ khiến con mất đi cảm giác đói bụng và không còn muốn ăn trong bữa chính.


  1. bigstock-multi-color-wallpaper-1

 

Thêm vào đó, các loại thức ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt… không có lợi cho sức khỏe của trẻ, làm tăng đường huyết, tạo cảm giác “no bụng giả” trong khi thực chất trẻ vẫn đang đói và thiếu chất dinh dưỡng, tạo ra trường hợp trẻ ăn nhiều mà không tăng cân. Thay vì cho con ăn vặt, mẹ nên cho trẻ ăn những đồ dinh dưỡng đúng giờ mỗi ngày, có thể chia thành nhiều bữa và chỉ cho con ăn khi con thấy đói.

4. Mẹ cần tạo cảm giác ngon miệng cho con

5

Nếu bản thân trẻ là một người kén ăn, và dù mẹ đã thực hiện 4 bước trên kia mà bữa ăn với trẻ vẫn thật khó khăn thì mẹ có thể tìm đến những thực phẩm, dưỡng chất kích thích vị giác cho trẻ. Mẹ hãy sử dụng đến phao cứu trợ là men vi sinh có bổ sung các khoáng chất và vitamin như kẽm, selin, vitamin nhóm B,.. giúp tạo cảm giác ngon miệng và trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Khi bổ sung men vi sinh cho bé, mẹ nên lưu ý sử dụng men vi sinh có chứa các bào tử lợi khuẩn. Đây được coi là “ dạng sống tiềm ẩn” của vi khuẩn. Cấu trúc nhiều lớp của bào tử được ví như “chiếc áo giáp” của các chiến binh, không chỉ bảo vệ phần lõi  mà còn hỗ trợ cho nhau để bảo vệ bào tử khỏi tia cực tím UV, nhiệt độ cao, dung môi hữu cơ, enzyme và pH acid của dịch vị dạ dày.

Khi vào đến ruột non, các bào tử sẽ nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động, ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa. Vì vậy, bào tử lợi khuẩn có khả năng sống sót khi đi qua môi trường acid của dịch vị dạ dày cao hơn lợi khuẩn thường, từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa.

Ngoài ra, bào tử có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như cephalosporin… tức là có thể dùng men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong các trường hợp sử dụng kháng sinh. Bào tử lợi khuẩn là nguồn sản xuất các enzyme tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Bào tử không chỉ có tác dụng vượt trội đi sâu vào ruột non mà còn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.